Du an GELEXIMCO, Du an Tay nam Linh dam, Du an Nam An Khanh, Du an Nam An Khanh sudico, biet thu Van Canh HUD

bac bip co bac bip xoc dia bai bip 
Trang chủ » Tin tức

Mở rộng tuyên truyền công khai về chủ quyền biển Đông

Chỉ mục bài viết
Mở rộng tuyên truyền công khai về chủ quyền biển Đông
Page 2
Tất cả các trang

Mở rộng tuyên truyền công khai về chủ quyền biển Đông

Các nhà nghiên cứu cho rằng, Việt Nam "không chỉ nói cho nhau nghe, mà còn phải nói cho nước ngoài nghe" về chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
>Phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Khoảng 80 nhà nghiên cứu lịch sử, biển đảo, lãnh thổ, luật pháp hàng đầu của Việt Nam tham dự Hội nghị quốc gia lần thứ hai về Biển Đông với chủ đề "Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp quốc tế" diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội.

Kể từ hội thảo quốc gia lần thứ nhất diễn ra năm 2009, đã có nhiều diễn biến mới liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, trong đó có vụ va chạm tàu Mỹ và tàu Trung Quốc; việc Trung Quốc công bố yêu sách về đường cơ sở (lưỡi bò); các tuyên bố về Biển Đông trong hội nghị an ninh khu vực ARF, hay mới đây là việc Philippines và Trung Quốc gửi công hàm phản đối các tuyên bố chủ quyền của nhau.

"Những diễn biến đó làm thế giới ngày càng quan tâm hơn tới việc gìn giữ an ninh ổn định và thịnh vượng ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á", ông Đặng Đình Quý, Chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu Biển Đông, nhận xét. "Diễn đàn an ninh khu vực ARF 2010 thể hiện một bước lớn trong chính sách của Mỹ. Các nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... cũng ngày càng quan tâm tới vấn đề Biển Đông".

Tại hội thảo, nhà sử học Nguyễn Nhã đưa ra các chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, gồm các văn bản của Việt Nam, các văn thư của người Trung Quốc cho thấy quần đảo đó là của Việt Nam; và các tư liệu của tàu bè hoặc người phương Tây, khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.

"Chúng ta có nhiều văn bản quan trọng, đặc biệt là các châu bản", ông Nhã nhấn mạnh đến các văn thư của triều đình nhà Nguyễn. "Nếu được dịch và phổ biến rộng rãi hơn nữa, tôi tin chắc chắn rằng chúng ta sẽ thuyết phục một cách mạnh mẽ hơn về chủ quyền".

Hội thảo Quốc gia lần thứ hai về Biển Đông.
Hội thảo Quốc gia lần thứ hai về Biển Đông. Ảnh: Phan Lê.

Ông Nguyễn Trường Giang, thuộc Ủy ban biên giới Bộ Ngoại giao, cho rằng, Việt Nam "không chỉ nói cho nhau nghe, mà còn phải nói cho nước ngoài nghe nữa".

"Truyền thông là một mặt trận rất quan trọng, quyết định việc hiểu về chủ quyền của Việt Nam ta đối với các quần đảo trên Biển Đông như thế nào", ông Giang nói và chỉ rõ ba mục tiêu mà việc tuyên truyền cần nhắm đến. Đó là người dân trong nước; nhân dân và các học giả Trung Quốc; các học giả và nhân dân quốc tế.

Trong truyền thông, thì việc phổ biến kiến thức về chủ quyền biển đảo trong các nhà trường cũng phải được đẩy mạnh hơn, theo thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên khoa luật quốc tế Đại học Luật TP HCM. "Tôi thấy rằng việc dạy về chủ quyền biển đảo của ta trong nhà trường hiện còn ít ỏi, trong khi điều này cần phải được thực hiện mạnh hơn nữa".

"Nhà nước cũng nên có chính sách để phát triển các nghiên cứu về Biển Đông", ông Việt nói. Ông cũng cho biết thêm rằng trong những năm gần đây, số lượng luận án nghiên cứu của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông tăng lên rõ rệt.

"Họ viết bằng tiếng Anh, công bố quốc tế từ những trường đại học có tiếng. Vậy chúng ta cũng cần tăng số nghiên cứu quốc tế về vấn đề này, làm sao cho nổi bật lên những điểm mạnh trong các luận cứ chứng minh chủ quyền của chúng ta".

Theo ông Việt, xét về khía cạnh pháp lý, tranh chấp trên Biển Đông hiện xoay quanh ba chủ đề chính, gồm các tuyên bố chồng lấn nhau về chủ quyền biển đảo; đấu tranh chống tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc (đường lưỡi bò); và quy chế đối với các đảo.

Các ý kiến đưa ra tại hội thảo còn xoay quanh việc ap dụng luật quốc tế trong tranh chấp như thế nào; các diễn biến gần đây trên Biển Đông; dự đoán tình hình Biển Đông đến 2020; kiến nghị các hướng chính sách của Việt Nam.

Các học giả nhận xét, trong chương trình nghị sự của ASEAN, vấn đề Biển Đông trở nên nổi bật, thể hiện rõ quyết tâm chuyển từ Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) sang Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).

Về Trung Quốc, lập trường của nước này gần đây hướng tới việc sử dụng Công ước về Luật biển nhiều hơn, có thay đổi trong hành vi ngoại giao, cũng như một số điểm mới trên thực địa. Quá trình đàm phán về Biển Đông cũng bắt đầu có nhiều chuyển biến, các nước bắt đầu đàm phán trực tiếp về COC.

Đây là hội thảo quốc gia lần thứ hai về Biển Đông. Hội thảo lần thứ nhất diễn ra tháng 3/2009, cũng do Học viện Ngoại giao tổ chức. Ngoài ra, cơ quan này cũng tổ chức các hội thảo quốc tế về Biển Đông vào hai năm vừa rồi.

Biển Đông là một vùng thuộc Thái Bình Dương tiếp giáp với 10 nước và vùng lãnh thổ, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Đây là nơi có mật độ tàu bè thương thuyền bận rộn hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều tàu chở dầu cho khu vực Đông Bắc Á. Biển Đông cũng là nơi giàu tài nguyên về dầu mỏ và khí đốt, nhưng chưa được khai thức nhiều do tồn tại các tranh chấp chủ quyền.